11.11.13

Chuyện xưa

Ai tỉnh táo hơn, hoặc ai dụng tình nhiều hơn, đối với chuyện xưa, sẽ nhớ được nhiều một chút.

Trong “Tỳ Bà Hành” của Bạch Cư Dị, câu thơ cảm động nhất là: Đêm khuya sực nhớ vòng tuổi trẻ, Chợt mơ màng dòng lệ đỏ hoen. Có lẽ chỉ có vào đêm khuya, khi vô ý, mới sẽ mơ chuyện thời niên thiếu chăng?

Chuyện xưa thường thường là: bạn dặn dò bản thân, không được, không được quên… Bạn cũng cho rằng không quên được. Thế nhưng, đột nhiên có một ngày, lại phát hiện: gần như đã hoàn toàn quên mất rồi – thậm chí tướng mạo của anh ấy, thậm chí tên của anh ấy, thậm chí nốt ruồi ấy.

Đã nhớ những chuyện xưa ấy với nhiệt độ thấp nhất, trong nháy mắt rủ mày quay lại.

Đã nhớ những chuyện xưa ấy một cách điên cuồng nhất – lúc ban đầu khi chuyện xưa trở thành chuyện xưa. Cười một mình, đứng ở đầu phố kẻ qua người lại, bỗng nhiên lệ rơi đầm đìa.

Tịnh không phải chỉ quan tâm đến những tuổi xuân, tình yêu, đau, chua xót ấy.

Có lúc cũng là một số chi tiết nho nhỏ: hoa dại nở rộ trong ruộng hoang, gió mưa gào thét xóm núi; đột ngột nắm tay cô ấy nói: “Tốt với anh nhé, tốt với anh nhé”; thờ ơ thổn thức; lá rụng trong gió; hương thầm trong sách; danh thiếp cũ.

Chuyện xưa là gió chăng?

Trầm trầm thổi qua, như sáo dài, thổi thật xa.

Cho rằng đã rời khỏi, vừa quay người, thanh âm ấy lại bay đến, rất thê thảm, rất cảm động.

Đủ thứ chuyện xưa trên đời, cho rằng quên hay không quên, đều để gió thổi đi rất xa.

Đuổi nào đuổi, đuổi kịp rồi. Tóm lấy một nắm, mở ra xem thử, rỗng tuếch chẳng có gì.

Tất cả, tất cả chuyện xưa, chẳng qua như thế.

Cái gọi là ghi lòng tạc dạ và trọn đời trọn kiếp, có lúc, chỉ là một nét dùng để viết trong chuyện xưa.

Mà thôi.


(Tuyết Tiểu Thiền)

No comments:

Post a Comment