Quế Hưng lại điện thoại đến, nói Thanh Hựu từ Vân Nam mang quà về, buổi tối muốn hẹn cùng ăn cơm.
Trùng
Quang nhẩm tính thời gian, anh mới về đến Bắc Kinh, đã mời họ ra ngoài
ăn cơm. Cuộc hẹn bốn người này đích xác quá chịu khó, điều hiếm có là
Quế Hưng và chị Lan mỗi lần đều sung sức tham gia.
Thanh
Hựu đến đón cô trước. Vẫn đứng bên ngoài cửa xe, từ xa đợi cô đi lại.
Lần này cô ngồi ở vị trí bên cạnh anh, cách anh rất gần. Cô bắt đầu hỏi
anh một số vấn đề, vì Thanh Hựu rất ít nói về bản thân, cô thậm chí
không biết anh cụ thể làm ngành nghề nào. Anh liên tiếp gửi tin nhắn cho
cô, rốt cuộc vẫn là chủ động kéo gần một chút khoảng cách giữa đôi bên,
tựa như đã không chỉ là bạn bè huyên thuyên trời đất, còn có thể có một
số không gian riêng tư. Đầu tiên cô hỏi về công việc của anh, sau đó là
gia đình của anh. Thanh Hựu từng thứ một rủ rỉ kể ra, đó đều là một số
lịch sử phức tạp, mà kết quả duy nhất chính là ở trước mắt, là lịch sử
phức tạp như vậy, tạo ra một người đàn ông như vậy. Anh ngồi bên cạnh
cô, ổn thỏa thuần thục lái xe. Kể cả lái xe anh cũng lái rất giỏi.
Anh
đưa họ đến một nhà hàng rất xa hoa, một vườn hoa vương phủ ngày xưa,
hoàn cảnh u mỹ, món ăn cao quý. Trùng Quang ở phía sau khe khẽ nói với
Quế Hưng, không thể cứ để anh mời chúng ta đến nơi sang như vậy, như thế
không hay. Dù thế nào lần sau chúng ta cũng nên mời lại Thanh Hựu một
lần. Trùng Quang xưa nay đều rõ ràng, tuy sự rõ ràng đó cũng là một kiểu
tự bảo vệ, cô không quen tiếp nhận sự trao ra tựa hồ không có lý do gì
của người khác.
Quế Hưng chỉ siết tay cô một cái, tỏ ý
cô không cần để tâm. Quế Hưng lúc bình thường làm việc xác đáng, lần này
lại tựa hồ cảm thấy là việc đương nhiên. Trùng Quang cảm thấy nghi hoặc
càng nhiều. Theo thường lệ tùy hứng trò chuyện trôi chảy. Hôm ấy là
Thất tịch, chị Lan nói: Ngưu Lang Chức Nữ trên trời là một đôi, chúng ta
ở đây cũng nên có một đôi. Lời nói đó rất trực tiếp, Quế Hưng liếc nhìn
Trùng Quang, trên mặt lộ vẻ ngượng ngập, tiếp lời nói: Trùng Quang,
ngày mai Thanh Hựu muốn đưa chúng ta cùng đi viếng một ngôi chùa ở Hà
Bắc. Phải ở lại đó một đêm. Em có muốn đi xem thử không? Cô nói: Có thể.
Một cách không có lý do, cô cảm thấy ở cùng những người bạn lớn tuổi
này, trong lòng yên ổn vui vẻ.
Khi anh đưa cô về đến
dưới nhà, lấy quà từ Vân Nam ra đưa cho cô. Kỳ thực quà của ba người đều
như nhau, một bao lớn sâm tây dạng viên, bột thuốc đông trùng hạ thảo,
trà, dụng cụ pha trà. Anh còn tặng cô một quả sầu riêng rất lớn, hỏi: Cô
thích ăn sầu riêng không? Cô đáp: Tôi không phản cảm với mùi của nó.
Anh nói: Đây là loại trái cây rất có dinh dưỡng. Nên ăn nhiều. Cô nói:
Đường đi Sơn Tây của tôi, anh sẽ không thích ứng. Phải vác túi lớn, trèo
đèo lội suối, thông thường tôi trọ ở lữ quán nhỏ rất rẻ tiền, ăn thức
ăn rất đơn giản. Anh nói: Điều đó cũng phải, tôi kén chọn chỗ ở, thích
khách sạn năm sao trở lên. Trùng Quang bật cười, nói: Du lịch của anh và
du lịch của tôi hoàn toàn là hai loại khái niệm. Anh nói: Nhưng bất kể
thế nào, tôi vẫn muốn đưa cô. Chúng ta lái xe đi. Anh ngưng câu chuyện
lại.
Sau đó, anh lấy ra một phong thư lớn đưa cho cô,
nói: Trong này có hai lá thư, một lá tôi viết cho cô, một lá trước đây
tôi viết cho bạn học của tôi, chỉ là muốn để cô xem xem. Lúc này mắt anh
lộ ra biểu cảm e thẹn, kiểu e thẹn này hiện ra trên mặt một người đàn
ông thành thục hơn bốn mươi tuổi từng trải sự đời phức tạp, khiến Trùng
Quang sau khi kinh ngạc, từ từ mềm lòng. Lúc đó, trên nét mặt ôn hòa
trong màn đêm, ánh sáng e thẹn trong mắt ấy hết sức trong sáng.
Có lẽ là để che giấu e thẹn, anh lại nói: Trùng Quang, hôm nay cô không mang giày thêu hoa.
Hôm
đó cô đã thay một đôi giày nhung đế bằng mũi giày tròn nhỏ. Cô nói: Chỉ
là có lúc ngẫu nhiên thay đổi một chút. Lúc thường tôi vẫn hay mang
giày thêu hoa. Anh nói: Giày đó thật đẹp. Mẹ tôi đã hơn tám mươi tuổi
rồi, lúc bà còn trẻ, cũng mang giày như vậy, trên tóc cài hoa, dùng dầu
xức tóc hoa quế tự chế.
Cô tạm biệt anh, lên lầu. Đặt
trái sầu riêng trên ban công, tắm xong, nằm trên giường mở phong thư của
anh ra. Lá thư viết cho bạn học của anh, là về hôn nhân lần trước của
anh, hôn nhân lần đó đã kết thúc lúc anh hai mươi tám tuổi, trong thư
anh nói rõ tất cả mọi việc giữa anh và vợ trước, trả lời người bạn học
quan tâm anh. Lá thư viết cho cô, nói về một số quan điểm của anh đối
với cuộc sống và đạo Phật, trong đó không có biểu lộ tình cảm gì, giống
như báo cáo tư tưởng cá nhân. Cô đọc mãi đọc mãi, thoáng mỉm cười. Quả
nhiên. Đây là một người đàn ông hết sức nghiêm túc mà truyền thống.
Thế nhưng, anh độc thân.
(An Ni Bảo Bối)
No comments:
Post a Comment